* Trân trọng kính mời quý Anh Chị Hội Viên và Thân Hữu Câu Lạc Bộ Sách Nhà Việt Nam vùng Hoa Thịnh Đốn tham dự buổi Họp Mặt Book Club ngày 8 tháng 10 năm 2017 (từ 2 giờ đến 5 giờ chiều tại Nhà Việt Nam) để giới thiệu tác phẩm “Du Ngoạn Đó Đây – tập 4” của Nguyễn Thị Ngọc Hạnh (Hội Viên Book Club).
Thân kính,
Nhóm Điều Hành Book Club Nhà Việt Nam
Xem ảnh buổi ra mắt sách link bên dưới
https://photos.app.goo.gl/KELJhZOGEw41GfPo1
Xin bấm vào hình để đọc bài điểm sách của Trịnh Bình An
https://photos.app.goo.gl/KELJhZOGEw41GfPo1
BÀI ĐỌC BÊN DƯỚI XIN CLICK VÀO LINKS
Hồn Tử SĩXem chi tiết xin bấm vào Thư Mời
Ngày: Thứ Bảy, 14 tháng 5 năm 2016
Tại: Providence Center, 7525 Marc Drive, Falls Church, VA 22042.
Ảnh: Đang Nguyen
THƯ MỜI QUÝ ANH CHỊ HỘI VIÊN VÀ THÂN HỮU
BOOK CLUB NHÀ VIỆT NAM
Thưa quý Anh Chị Hội viên và Thân hữu của Câu Lạc Bộ Sách Nhà Việt Nam,
Lá thư này được gửi đến quý Anh Chị đúng vào ngày 30 tháng Tư năm 2016, đánh dấu mùa Quốc Hận thứ 41 của những người Việt Nam xa quê hương.
Trước hết, kính mong quý Anh Chị thông cảm cho nhóm điều hành Book Club Nhà Việt Nam về sự gián đoạn trong sinh hoạt gần đây: Hai tháng qua, chương trình họp mặt thường xuyên của Book Club Nhà Việt Nam đã phải tạm đình hoãn. Lý do chính của sự gián đoạn này, là vì một số hội viên Book Club cũng là thành viên trong nhóm chủ trương thực hiện Tuyển Tập “NGUYỄN NGỌC BÍCH – TẤM LÒNG CHO QUÊ HƯƠNG”, để kịp phát hành vào dịp tưởng niệm 49 ngày mất của Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích.
Hôm nay, sau rất nhiều cố gắng của nhóm chủ trương, Tuyển Tập đã được ấn hành.
Chúng tôi xin trân trọng kính mời quý Anh Chị Hội viên và Thân hữu của Câu Lạc Bộ Sách Nhà Việt Nam dành chút thời giờ quý báu để đến tham dự chương trình Ra mắt Tuyển Tập và Tưởng niệm Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích:
* Ngày: Thứ Bảy, 14 tháng 5 năm 2016
* Giờ: Từ 2 giờ đến 5 giờ chiều
* Tại: Providence Center, 7525 Marc Drive, Falls Church, VA 22042.
Cũng qua email này:
* Xin mời quý Anh Chị mở attachments để đọc:
– Bài giới thiệu Tuyển Tập “NGUYỄN NGỌC BÍCH – TẤM LÒNG CHO QUÊ HƯƠNG”. Người viết: Trịnh Bình An (Word & PDF).
– Thư Mời tham dự chương trình ngày 14-5-2016 (JPG).
* Hướng dẫn đường đi đến Providence Recreational Center:
– Từ Maryland: Lấy I-495 West đi Virginia. Vô Exit 50-B về hướng Arlington. Quẹo vào Arlington Blvd (Route 50 East). Quẹo mặt vào Jaguar Trail (xin đọc tiếp ở dưới).
– Từ Falls Church, Virginia: Lấy Arlington Blvd (Route 50 West). Qua khỏi Graham Road. Trước khi tới I-495, quẹo trái vào Jaguar Trail.
– Sau khi quẹo vào Jaguar Trail, xin giữ bên mặt. Qua khỏi trường học Falls Church High School, Jaguar Trail đổi thành Marc Drive. Theo bảng chỉ đường, quẹo mặt để đến Providence Recreational Center. Chỗ đậu xe rộng rãi. Vào cửa tự do.
Xin hẹn tái ngộ quý Anh Chị vào ngày giờ nói trên.
Kính mời quý Anh Chị vào thăm trang mạng Nhà Việt Nam (www.vnlac.org) để theo dõi các bài tường thuật và hình ảnh sinh hoạt của Câu Lạc Bộ Sách Nhà Việt Nam cũng như đọc đầy đủ nội dung các số Tin Sách đã phát hành (từ 1 đến 17).
* Liên lạc email: tiengquehuongbookclub@gmail.com
Xem chi tiết xin bấm vào thư mời
Xem chi tiết xin bấm vào thư mời
Phóng Sự Hình Ảnh ngày Họp Mặt Book Club kỳ 20
Xin click vào ảnh để xem thêm
Xem chi tiết xin bấm vào Thư Mời
Xem chi tiết xin bấm vào ảnh
Bài Tường Trình của Trịnh Bình An về Buổi Ra Mắt Sách: “Việt Nam, Cuộc Chiến Leo Dốc” đọc tại đây
Bài giới thiệu sách ” Việt Nam-Cuộc Chiến Leo Dốc” của Trịnh Bình An
Xin bấm vào ảnh để đọc
Xem chi tiết xin bấm vào hình
Bài tường thuật họp mặt Book Club kỳ 18 xem tại đây
Xem chi tiết xin bấm vào Thư Mời
Xem chi tiết xin bấm vào thư mời
Xem chi tiết xin bấm vào Thư Mời
Bài tường thuật buổi họp mặt Book Cluck kỳ 15 tại đây
Xem chi tiết xin bấm vào Thư Mời
Bài tường thuật buổi họp mặt Book Club kỳ 14 tại đây
Xem chi tiết xin bấm vào Thư Mời
Bài ghi nhận họp mặt Book Club kỳ 12 xin bấm vào đây
Xem chi tiết xin bấm vào hình
Bài ghi nhận Họp Mặt Book Club kỳ 11 xin bấm vào đây
Xem chi tiết xin bấm vào Thư Mời
Bài Tường Thuật Họp Mặt Book Club kỳ 10 xem tại đây
Xem chi tiết xin bấm vào Thư Mời
Bài ghi nhận họp mặt Book Club kỳ 8 va 9 xem tại đây
Xem chi tiết xin bấm vào hình
Giới thiệu sách mới “Danh Nhân Trong Lịch Sử” của Phạm văn Tuấn. Xem chi tiết bấm vào đây
Chi tiết xin bấm vào Thư Mời
Bài đọc Họp Mặt Book Club Kỳ 7 của Trịnh Bình An
Xem chi tiết xin bấm vào thư mời
Bài viết của Trịnh Bình An
Họp mặt Book Club kỳ 6 tháng 9/2014
Xem chi tiết xin bấm vào Thư Mời
Họp Mặt Bookclub kỳ 5 tháng 8/2014
Thư Mời Họp Mặt Book Club tháng 8 – 2014
Để biết thêm chi tiết xin bấm vào Thư Mời
Để biết thêm chi tiết xin bấm vào thư mời
Về Buổi Họp Mặt Book Club Kỳ 3, tháng 6- 2014
MỘT VÀI HƯỚNG DẪN VỀ eBOOK
Gần đây, bạn nghe nói nhiều về eBook, nhưng không biết eBook là gì, làm sao đọc được, và tại sao eBook được chú ý nhiều đến thế. Sau đây là một số điều căn bản về eBook.
1. eBook (hay ebook) là gì?
eBook (tiếng Anh: electronic book, sách điện tử – viết tắt: eBook) là sách đọc được trên các thiết bị điện toán cá nhân như computer, cell phone, tablet, v.v… Tuy gọi là sách nhưng vẫn có thể chỉ là tài liệu (file) gồm chữ và hình nhưng có cách thiết kế (format) của eBook.
2. Khác biệt giữa book (sách giấy, sách in) và eBook
Sự khác biệt rõ nhất giữa sách giấy và eBook là ta có thể điều chỉnh cỡ chữ của eBook to nhỏ tùy theo ý muốn . Do vậy, eBook không đánh số trang vì số trang sách sẽ tự điều chỉnh tùy theo độ lớn của chữ. Sự khác biệt thứ hai là nếu eBook có dẫn link (hyperlink) thì ta có thể mở ngay các trang mạng (website) theo những link ấy nếu ta có kết nối (connected) với Internet. Khác biệt thứ ba là ta có thể chia sẻ (share) eBook một cách dễ dàng.
3. Giống nhau giữa book và eBook
Như sách in trên giấy, eBook cũng mở ra từng trang, cũng cho phép ta ghi chú vào nó. Ngoài ra eBook cũng có mục lục (table of contents), hình ảnh, phụ chú… Mục lục của eBook còn giúp ta mở đúng từng chương, và cách đánh dấu trang (bookmark) của eBook giúp ta đánh dấu trang sách cần tìm để đọc lại.
4. Làm thế nào để đọc eBook?
Để đọc eBook ta cần có những thiết bị đọc (reader application). Những “apps” này có thể tải xuống miễn phí (free download). Ta thường thấy các quảng cáo như “Download Reader Apps – PC, Mac, Android and Tablet” hay “Amazon.com: Free Kindle Reader Apps“, v.v… Một số thiết bị điện toán đã được cài đặt sẵn những apps này, ví dụ nếu mua một android tablet của Samsung thì trong máy đã có sẵn Aldiko, nếu mua iPad của Apples thì đã có sẵn iBook; khi đó ta chỉ cần download các eBook vào là tự động máy sẽ mở ra với apps sẵn có. Còn nếu là máy tính cá nhân (personal computer, gọi tắt là PC) thì ta cần cài đặt các apps như Mobi Reader, Ebook Viewer, Adobe Viewer, v.v… Nếu dùng Mozilla Firefox làm web browser, ta có thể download thẳng add-on của Firefox theo link này để đọc eBook: Firefox add-on epub Reader (https://addons.mozilla.org/en-US/firefox/addon/epubreader/)
5. Một vài link dẫn để download miễn phí những apps để đọc eBook:
Calibre (http://calibre-ebook.com/)
Adobe Digital Editions (http://www.adobe.com/products/digital-editions/download.html)
FBReader (http://fbreader.org/)
6. Đã download một eBook nhưng không mở ra (open) được?
Trước tiên, cần biết eBook đó thuộc dạng nào. Muốn định dạng eBook, ta nhìn vào cái “đuôi” (extension) của nó sau dấu chấm, xem đó là pdf, hay là doc, prc, html, epub, mobi, azw… Nếu loại apps ta có không tương thích với “đuôi” của sách thì sẽ không mở được, ví dụ Adobe Acrobat chỉ mở được các file có “đuôi” pdf, tiff, jpeg, nhưng không mở được các dạng khác, hay Word chỉ mở được doc, docx,... Để đọc eBook có đuôi html, máy của bạn phải kết nối với Internet, nhưng nếu trong máy đã gài sẵn các reader apps như Aldiko, iBook, Kindle thì vẫn đọc được các eBook có “đuôi” khác như epub, azw, prc… cho dù bạn không kết nối với Internet. Vì thế bạn cần có ít nhất một hoặc hai ebook reader (hay reader apps).
7. Tại sao lại rắc rối như thế?
Có nhiều lý do, nhưng lý do đơn giản nhất là mỗi nhà xuất bản sách điện tử có một định dạng riêng cho sách của họ. Ví dụ nhà xuất bản Amazon có tủ sách Kindle, và eBook của Amazon có định dạng azw. Những eBook của tủ sách Sony Reader có định dạng lrz hay lrx. Nhà xuất bản Barnes&Noble có tủ sách Nook, có định dạng pdb hay epub. Các định dạng riêng biệt giúp cho nhà xuất bản kiểm soát được các eBook mà họ đưa ra thị trường, trong đó có việc bảo vệ tác quyền (copyrights). Điều phiền phức là ta không thể đọc eBook của nhà xuất bản này với apps của nhà xuất bản kia, nghĩa là, nếu mua eBook của Amazon thì chỉ có thể đọc với Kindle, không thể đọc với Nook, và ngược lại.
8. Vậy eBook dạng nào dễ mở nhất?
Đó là các eBook có “đuôi” html, pdf, epub, prc, và, mobi.
[Đó cũng là lý do eBook của Tủ Sách Tiếng Quê Hương có các định dạng .pdf, .epub và .mobi].
9. Tại sao chọn eBook thay vì sách giấy?
Điều rõ rệt nhất là eBook vừa gọn vừa nhẹ. Chỉ cần mang theo một máy tính bảng (tablet, iPad, iPhone, smartphone) là bạn mang theo cả trăm, thậm chí cả ngàn, cuốn sách bên mình. Cỡ chữ lại có thể điều chỉnh to hay nhỏ để mắt đỡ mỏi khi đọc sách. Giá tiền eBook cũng “nhẹ” hơn so với book (sách in trên giấy), thường chỉ bằng nửa tiền. Nếu bạn thích các tác phẩm cổ điển, có rất nhiều eBook bạn có thể lên mạng và download free!
10. Nếu tôi có thắc mắc về eBook của Tiếng Quê Hương thì hỏi ở đâu?
Xin email câu hỏi (và cả ý kiến) của bạn về:
tiengquehuongbookclub@gmail.com
Chúng tôi sẽ cố gắng tìm cách giải đáp những thắc mắc trong phạm vi eBook của các bạn.